Thứ Hai, 10 tháng 9, 2018

CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG CHO NGƯỜI BỆNH XOANG

CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG CHO NGƯỜI VIÊM XOANG


     Cần có một chế độ ăn uống khoa học và điều độ, môi trường sống lành mạnh để triệu chứng của bệnh thuyên giảm hơn. Dưới đây là một số thực phẩm nên dùng và không nên sử dụng cho người bệnh viêm xoang:
Thực phẩm nên dùng:
  • Uống nước đun sôi để nguội, nên uống nhiều nước vì nước làm loãng chất nhầy, bong lớp mũi đặc và tạo rãnh thông thoáng, dễ khạc đờm, tống bụi bẩn ra ngoài.
  • Tăng cường ăn các thực phẩm chất béo omega-3  có  tác dụng ngăn chặn các phản ứng viêm tấy trên đường hô hấp như: cá hồi, cá nục, cá mòi…
  • Bổ sung vitamin C để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, một số thực phẩm chứa nhiều vitamin loại này như ớt chuông, cà rốt, bưởi, cóc, sơ ri…
  • Một số thực phẩm có tính ấm như gừng, tỏi… có chứa nhiều chất kháng sinh có tác dụng phòng chống bệnh viêm xoang
  • Tăng cường ăn các thực phẩm từ đậu nành giúp  cung cấp canxi, khoáng tố cần thiết cho chức năng chống dị ứng.
  • Những món ăn có tác dụng ấm bổ phế âm như: gạo nếp, củ từ, táo tàu, nhãn, đường đỏ, sữa chua…nên được tăng cường hấp thu

Thực phẩm nên tránh:
  • Không nên uống nước để trong tủ lạnh hoặc nước đá, do sự chênh lệch nhiệt độ sẽ tạo ra kích thích đối với niêm mạc vùng hầu, họng và đường hô hấp
  • Sử dụng sinh tố trái cây, nước ép trái cây vì đường và một số chất khác có thể làm hiện tượng nhày mũi càng đặc lại
  • Nên tránh những món ăn mà cơ thể bị dị ứng như hải sản, thịt bò…
  • Các sản phẩm từ bơ sữa nên hạn chế sử dụng
  • Cà phê, bia rượu không nên uống vì chúng có thể làm cho dịch nhầy đặc lại đồng thời chúng là chất lợi tiểu, kích thích việc đào thải nước làm cơ thể thiếu nước ảnh hưởng xấu tới việc đẩy dịch nhớt ứ đọng trong xoang.
  • Không sử dụng nước soda vì loại nước này thường gây ra ợ nóng, dẫn đến trào ngược khí ra khỏi dạ dày, không tốt cho người bị viêm xoang.

Món ăn tốt cho người bệnh viêm xoang:
+ Canh gừng
- Gừng sấy khô 10g
- Cam thảo nước 20g
- Lấy hai vị thuốc trên sắc nước uống, mỗi ngày một thang, buổi sáng, buổi tối mỗi buổi một nửa. Món ăn có tác dụng tính ấm trợ dương, tăng cường khả năng miễn dịch

+ Canh táo đỏ
- Táo đỏ 10 quả đem nấu nước uống, mỗi ngày 3 lần, có tác dụng bổ dưỡng phế âm, thông mũi.
- Đậu đao xào
- Lấy đậu đao già, dùng lửa nhỏ sấy khô, sau đó tiếp tục thái nhỏ, cuối cùng cho vào trong nồi, cho một chút rượu (không cho muối) xào một lúc là được. Món ăn có tác dụng phòng trị bệnh viêm xoang mũi, viêm mũi dị ứng.

+ Nước bạc hà và hoa kim ngân, hoa cúc
- Lá bạc hà tươi 10g
- Hoa kim ngân, hoa cúc (mỗi loại 10g)
- Cho cả 3 nguyên liệu vào nồi, cho nước vừa đủ nấu lấy nước dùng.


+ Canh mướp nấu thịt
    Một lượng mướp và thịt nạc vừa đủ. Mướp rửa sạch, cắt đoạn; thịt thái miếng mỏng đem nấu canh để dùng lúc nóng khi mắc bệnh.

>>> Lưu ý: Để phòng tránh bệnh tái phát, người bị viêm xoang, viêm mũi dị ứng chú ý sử dụng những sản phẩm chuyên biệt có tác dụng giảm mẫn cảm, nâng cao sức đề kháng của cơ thể để phòng bệnh tái phát hiệu quả hơn

>>CHI TIẾT SẢN PHẨM<<

Viêm Xoang - Cách Điều Trị & Phòng Ngừa

VIÊM XOANG - CÁCH ĐIỀU TRỊ & PHÒNG NGỪA


>> Phòng ngừa bệnh viêm xoang:
     Để phòng ngừa viêm xoang một cách hiệu quả, người bệnh cần lưu ý một số điểm dưới đây:
  • Khi ra ngoài đường bụi bặm nên đeo khẩu trang, nên sử dụng khẩu trang y tế. Môi trường xung quanh dọn cho sạch sẽ, tránh xa khói bụi, chất thải
  • Khi bị tắc mũi, nghẹt mũi không nên dùng các loại tinh dầu quế, hồi để làm cao xoa cho trẻ vì sẽ gây kích thích xung huyết da và niêm mạc đường hô hấp của trẻ.
  • Đối với những người mẫn cảm cần chú ý tránh xa các dị nguyên gây dị ứng. Không nên cho tay vào ngoáy mũi vì dễ dàng cho vi trùng vào bên trong khiến bệnh càng trở nên nghiêm trọng
  • Khi đi tắm hoặc đi bơi nếu nước vào tai hoặc mũi cần biết cách để cho nước ra ngoài
  • Không dùng chung vật dụng đối với những người bị viêm xoang
  • Khi có các triệu chứng ban đầu của viêm xoang cần đến các trung tâm y tế để thăm khám cũng như điều trị bệnh kịp thời.
>> Điều trị bệnh viêm xoang:
     Viêm xoang mũi được điều trị tùy theo giai đoạn, tổn thương của niêm mạc mũi cũng như nguyên nhân gây bệnh. Viêm xoang có thể được điều trị bằng phương pháp Đông tây y kết hợp hoặc là cả 2 phương pháp trên
+ Điều trị bằng thuốc
     Hiện nay trên thị trường có nhiều loại thuốc điều trị viêm xoang, viêm mũi dị ứng. Nhưng việc lựa chọn thuốc điều trị cần cẩn thận, nên làm theo hướng dẫn của bác sĩ.
+ Điều trị cách dân gian
  • Rửa hốc mũi bằng nước muối sinh lý: Rửa mũi bằng nước muối sinh lý  0,9%, hoặc tự pha một thìa cà phê muối vào hai tách nước ấm kèm theo một nhúm bicarbonat. Rót nước muối vào một bát rộng, ngửa đầu ra sau, bịt một bên lỗ mũi, hít nước vào lỗ mũi bên kia, rồi nhẹ nhàng hỉ mũi ra. Đổi bên và cũng làm tương tự.
  • Đa số người bệnh gặp phải viêm xoang dị ứng, bệnh do cơ địa dễ mẩn cảm với các yếu tố như: thay đổi thời tiết đột ngột, mùi lạ, phấn hoa, khói bụi…Nên bệnh thường lai dai, khó chữa dứt điểm và dễ tái phát. Để bệnh có thể ổn định lâu dài, người bệnh nên tìm đến các phương pháp mang tính chất ổn định như giải mẫn cảm bằng thảo dược.
  • Gần đây, y học Việt Nam đã thành công rực rỡ khi áp dụng phương pháp giải mẫn cảm bằng nụ hoa kinh giới, được sản xuất thành công trong sản phẩm Xoang Bách Phục – được hàng ngàn bệnh nhân áp dụng và cho kết quả rất khả quan. Nhiều người đã dứt được bệnh kéo dài hàng mấy chục năm trời. Điều thành công hơn nữa đó là nếu sử dụng theo đúng lộ trình khuyến cáo, người bệnh có thể phòng tránh tái phát trở lại rất tốt.
+ Điều trị bằng phẫu thuật:
     Việc điều trị bằng phương pháp này chỉ sử dụng khi có biến chứng lan vào mắt và nội so nhưng việc điều trị nội khoa gặp thất bại.

>> Nam Xoang Dược sản phẩm hỗ trợ điều trị Viêm Xoang:
Nam Xoang là bài thuốc kết hợp hoàn hảo giữa thảo dược gia truyền và công nghệ nghiên cứu hiện đại với thành phần tự nhiên như: cây mỏ quạ, hoàng bá nam, cây ô mô,... Sản phẩm đạt hiệu quả cao trong việc hỗ trợ điều trị người bị viêm xoang, giúp đào thải sạch mủ đờm và diệt khuẩn nấm xoang, làm lành và khôi phục lại cơ chế sinh học tự nhiên của niêm mạc mũi và đặc biệt an toàn cho sức khỏe. Nam Xoang giúp kích thích niêm mạc mũi tăng chiết xuất tiết, đào thải nhanh ra ngoài các thành phần bị hoại tử ứ đọng trong mũi, giúp thông thoáng, giảm các triệu chứng xoang như tắc mũi, chảy nước mũi. Ngoài ra, sản phẩm còn giúp làm tăng sức đề kháng, thấm sâu vào các hốc xoang làm chết vi khuẩn bám trên các thành mạch xoang và đào thải chúng ra ngoài, làm khô và lành các vết thương tổn trong hốc xoang do vi khuẩn xoang gây ra. Đây là sản phẩm của lương y Nguyễn Ngọc Đông đã dành 10 năm tự mày mò để tìm ra phương thuốc chữa khỏi căn bệnh này. Sản phẩm này đã được cấp chứng nhận của sở Y tế và giấy phép hoạt động.

>>XEM CHI TIẾT SẢN PHẨM TẠI ĐÂY<<

Bệnh viêm xoang – Nguyên nhân, triệu chứng

BỆNH VIÊM XOANG

Bệnh viêm xoang làm người bệnh cảm thấy khó chịu do những triệu chứng bệnh gây ra. Nhức, nghẹt mũi, chảy dịch thậm chí là điếc mũi là những biểu hiện điển hình và có đến 83% số người bệnh viêm xoang, viêm mũi chọn kháng sinh điều trị bệnh. Tuy nhiên đây không phải là một lựa chọn hoàn hảo bởi kháng sinh luôn ẩn chứa nhiều tác dụng phụ không mong muốn.  Bệnh có những đặc điểm gì? Cách điều trị và phòng ngừa bệnh thế nào? Cùng tham khảo những thông tin hữu ích về chứng bệnh này dưới đây.

Bệnh Viêm Xoang Là Gì?

Bệnh Viêm xoang là bệnh xảy ra do hiện tượng viêm các xoang cạnh mũi, đa số các trường hợp là do nhiễm trùng. Viêm xoang được chia là 2 loại
  • Viêm xoang cấp tính, loại này thường điều trị nội khoa
  • Viêm xoang mạn tính, phải điều trị ngoại khoa
>>> Viêm xoang cấp tính theo thứ tự thường gặp là:
  • Viêm xoang hàm
  • Viêm xoang sàng
  • Viêm xoang trán
  • Viêm xoang bướm
  • Viêm nhiều xoang một lúc

Triệu chứng bệnh viêm xoang:

Viêm xoang thường có biểu hiện như đau nhức, chảy dịch, nghẹt mũi, điếc mũi. Khi ở thể nhẹ khó phát hiện vì triệu chứng khá đơn độc. Nhưng khi bệnh đã trở nặng thì có ít nhất là 3 trong những triệu chứng trên. Dưới đây là những biểu hiện cụ thể của bệnh:

Cảm giác đau nhức vùng bị xoang:

Vùng bị xoang có cảm giác đau nhức, tùy thuộc bị xoang ở vùng nào mà sẽ có cảm giác đau nhức ở vùng đó:
  • Xoang hàm: Nhức ở vùng má
  • Xoang trán: Vùng giữa 2 lông mày có cảm giác đau nhức, và đau giờ nhất định thường là vào 10 giờ sáng
  • Xoang sàng trước: Nhức giữa 2 mắt.
  • Xoang sàng sau, xoang bướm: Nhức trong sâu, nhức vùng gáy

Hiện tượng chảy dịch:

Bị xoang thường có hiện tượng chảy dịch, tùy thuộc vào vị trí xoang bị viêm mà dịch nhày chảy ra phía mũi hoặc xuống họng.
  • Viêm xoang trước: Chảy ra mũi trước
  • Viêm xoang sau: Dịch chảy vào họng
Khi bị chảy dịch người bệnh luôn  phải khụt khịt, ở mũi hoặc có cảm giác lờ đờ ở cổ họng và luôn muốn khạc nhổ. Tùy theo tình hình phát triển của bệnh mà dịch sẽ có màu trắng, đục, vàng nhạt hoặc màu xanh, có mùi hôi, khẳn.

Ngạt mũi:

Khi bị xoang, biểu hiện không thể thiếu được đó chính là hiện tượng nghẹt mũi. Có thể bị nghẹt một bên hoặc cả 2 bên. Khi bị nghẹt mũi sẽ có cảm giác khó thở, rất khó chịu và mệt mỏi.

Điếc mũi:

Khi viêm xoang vào giai đoạn nặng thường gây phù nề nhiều, ngửi không biết mùi. Nguyên nhân là do mùi đó không len lỏi đến thần kinh khứu giác được.
Ngoài một số biểu hiện chính trên, người bị viêm xoang còn bị một số triệu chứng sau:
  • Đau đầu
  • Sốt nhẹ hoặc sốt cao
  • Có cảm giác chóng mặt, choáng váng khi nghiêng về phía trước
  • Vùng quanh mắt đau nhức từng cơn và theo nhịp mạch đập của cơ thể
  • Viêm xoang do răng số 5,6,7 hàm trên sẽ thấy bị áp xe quanh răng
  • Khi bệnh nhân hắt xì hơi mạnh gây đau nhức, có khi có cả tia máu
  • Ăn uống không ngon, ngủ không yên giấc, không tập trung làm việc được
  • Một số bệnh nhân còn bị mờ mắt do viêm thị thần kinh hậu nhãn cầu

Nguyên nhân gây viêm xoang:


Có nhiều nguyên nhân dẫn đến chứng viêm xoang, nhưng phổ biến là một số nguyên nhân dưới đây:
  • Ứ đọng chất nhầy do cản trở luồng không khí vào khiến chất dịch thoát không kịp, lỗ thông xoang tắc nghẽn làm môi trường cho vi khuẩn, nấm phát triển trong các xoang.
  • Hóa chất, thức ăn biến chất làm cho niêm mạc mũi phù nề gây hiện tượng bít tắc lỗ thông xoang và nhiễm trùng
  • Sự đề kháng của cơ thể kém, hệ miễn dịch suy giảm, suy yếu niêm mạc đường hô hấp, hệ thần kinh bị rối loạn không đủ sức chống lại vi khuẩn. Khi bị viêm xoang thường kèm theo viêm một số bộ phận khác.
  • Tuyến nhầy của viêm mạc xoang hoạt động quá nhiều.
  • Hệ thống lông chuyển, có chức năng vận chuyển các chất nhầy trong xoang ra ngoài hoạt động kém.
  • Hiện tượng viêm mũi sau nhiễm siêu vi, hiện tượng bội nhiễm, viêm mũi dị ứng kéo dài hoặc do tình trạng vẹo vách ngăn. Một số trường hợp sâu răng là do hậu quả của sâu răng, nhiễm trùng răng hàm trên.
  • Sau chấn thương có tổn thương niêm mạc xoang.
>>ĐĂNG KÝ MUA SẢN PHẨM NGAY<<